Không chỉ dừng ở địa phận phim ảnh, cô gái nhỏ Nguyệt Trang với năng lượng không biết mệt mỏi của mình còn “lấn sân” với các chương trình truyền hình như: Xúc Xắc Xúc Xẻ, Bữa Cơm Gia Đình, Ô Cửa Trái Tim, Zpop Dream... cho đến việc “chấp bút” kịch bản MV ca nhạc của ca sĩ Miko Lan Trinh, diễn viên Thanh Trúc, ca nhạc sĩ K-ICM...
Với hơn 1000 tập phim đã phát sóng, biên kịch Nguyệt Trang đã chia sẻ hành trình xây dựng phong cách riêng, luôn làm mới bản thân và dung hòa các quan điểm sáng tạo để mang đến những tác phẩm ý nghĩa trong thời gian tới.
Cô gái nhỏ “giấu” đằng sau cả
một “gia tài” đồ sộ
Dâu Tây Đón Tết là bộ phim Tết đầu tiên giúp Nguyệt Trang có chỗ đứng
vững chắc trong làng biên kịch phim. Đây cũng là bộ phim “làm mưa làm gió” trên
các đài truyền hình VTV, Lady TV, SCTV vào những ngày đầu năm 2018.
Ít người biết, số lượng phim
từng “qua tay” Nguyệt Trang đã lên đến con số hơn 1000 tập. Trong đó, hơn 10 bộ
phim sitcom chiếu trên các đài truyền hình như: Cưới
Ai Ai Cưới, Nhà
Là Nơi Để Về, Gia
Đình Hết Sẩy, Văn Phòng Ma Nữ, Giải Cứu Hạnh Phúc, Khi Mẹ Ra Tay... cho đến những bộ phim truyền hình được phát sóng vào khung “giờ vàng”
trên HTV, Truyền hình Vĩnh Long, VTV, SCTV gồm: Hoa
Hồng Cho Sớm Mai, Sóng Gió Hào Môn (Bẫy), Chị Đại Mắc
Cạn, Chị
Đại Trở Lại, Tình
Yêu Đến Cùng Gió Biển...
Đặc thù của công việc sáng tác kịch bản là ngoài tài năng thiên phú luôn cần sự học tập nghiêm túc về chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và chính trải nghiệm cuộc sống. Nhìn một cách tổng thể, những tác phẩm Nguyệt Trang cho ra đời đều ít nhiều hướng về chủ đề gia đình. Khi được hỏi lý do vì sao lại thích chủ đề này, cô chia sẻ: “Tôi là người coi trọng và nhận được những giá trị cao đẹp từ gia đình mình. Tôi luôn trân trọng và chọn viết về gia đình như một cách để bày tỏ lòng biết ơn của mình”.
Không chỉ dừng ở địa phận
phim ảnh, cô gái nhỏ Nguyệt Trang với năng lượng không biết mệt mỏi của mình
còn “lấn sân” với các chương trình truyền hình như: Xúc
Xắc Xúc Xẻ, Bữa
Cơm Gia Đình, Ô
Cửa Trái Tim, Zpop
Dream... cho đến việc “chấp bút”
kịch bản MV ca nhạc của ca sĩ Miko Lan Trinh, diễn viên Thanh Trúc, ca nhạc sĩ K-ICM...
Sứ mệnh “truyền lửa” cho các bạn trẻ có cùng một đam mê
Khi gặp và trò chuyện với
biên kịch Nguyệt Trang, người ta luôn cảm nhận được nguồn năng lượng dồi dào, sự
vui tươi, cảm giác mới mẻ, tích cực. Thế nên sẽ không bất ngờ khi biết cô từng
thử sức với nhiều vị trí khác nhau để phát triển bản thân như: phó đạo diễn, sản
xuất chương trình, giám đốc sáng tạo nội dung, tổ chức sự kiện... Đây cũng là
lý do khiến Nguyệt Trang được đồng nghiệp gọi vui là “thợ đụng” vì đụng đâu làm
được đó.
Không dừng lại ở đó, cô còn định hướng mở rộng, phát triển một
môi trường làm việc chung tích cực, hiệu quả cho các biên kịch, đáp ứng nhu cầu
thực tế của thị trường phim ảnh khi xây dựng đội nhóm biên kịch với tên gọi
“Biên Kịch Vui Vẻ”. Trong đó, Nguyệt Trang vừa là manager (quản lý), vừa là
seller (người bán) kịch bản cũng như tạo dự án về nội dung cho các Đài truyền
hình, nhà sản xuất và nhà đầu tư.
Khi ngập tràn trong các “deadline”
kịch bản, Nguyệt Trang có một cách xả stress ít người nghĩ đến được, cô nàng “ôm”
thêm sở thích sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Ban đầu, những video clip có
nội dung chia sẻ về công việc biên kịch ra đời chỉ với mục đích giải toả áp lực
công việc nhưng lại bất ngờ nhận được sự ủng hộ của đông đảo khán giả.
“Có những bạn trẻ sau khi xem clip giải mã nghề
biên kịch thường sẽ đặt rất nhiều các câu hỏi dễ thương, thậm chí hơi ngây ngô. Nhưng tôi vui lắm,
cảm giác như gặp lại bản thân mình nhiều năm về trước với những thắc mắc ấy
nhưng không biết tìm ai để giải toả. Giờ tôi có thể trong vai người giải đáp, để giúp các bạn trẻ đến gần và
hiểu rõ được con đường trở thành biên kịch như thế nào”. Đây cũng là lý do chính mà cô nàng Nguyệt Trang luôn sẵn sàng nhận lời
mời để chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ
về mảng biên kịch cho các chương trình workshop, các buổi giao lưu hướng nghiệp
cho sinh viên, các chương trình tài năng… mà không lấy bất kỳ một chi
phí nào.
Nguyệt Trang tâm sự: “Để đi đường dài trong lĩnh vực nghệ thuật “hao não”, cần nhất vẫn là đam mê và sự kiên trì của nhà biên kịch. Do vậy, tôi muốn truyền lửa nghề cho những bạn trẻ yêu thích hoặc chỉ đơn giản vô tình bị thu hút bởi ngành nghề này”. Không chỉ vậy, cô còn dành thời gian để học thêm văn bằng sư phạm, ấp ủ cho dự định sẽ trở thành giảng viên trong tương lai.
Nhìn nhận về con đường và mục tiêu phía trước, Nguyệt
Trang cho biết: “Nghề biên kịch ở Việt
Nam vốn dĩ chưa có một lộ trình rõ ràng, chưa được nhìn nhận đúng vị trí và vai
trò một cách chính xác. Tiếng nói của biên kịch vẫn còn nhiều hạn chế từ phía
chủ quan lẫn khách quan nhưng tôi vẫn nhìn thấy được tương lai phát triển ngày
một chuyên nghiệp và lớn mạnh hơn của nghề này. Tôi vẫn sẽ tiếp tục là cầu nối
cho những bạn biên kịch trẻ cũng như rèn luyện bản thân hơn nữa để tạo nên hình
ảnh chuyên nghiệp, có tâm có tầm, góp phần vào việc xây dựng hình ảnh đúng
nghĩa, tích cực của biên kịch Việt Nam”.
THANH TRÀ